Vì sao bạn không nhất thiết phải chọn mỹ phẩm 100% thiên nhiên?
Admin
19/02/2020 16:17:00
Thiên nhiên tuy ban tặng cho chúng ta nhiều món quà chăm sóc sắc đẹp giá trị nhưng không phải tất cả đều an toàn cho da.
Trong thời buổi mà chúng ta bị bủa vây bởi nhiều hóa chất độc hại thì nhu cầu sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên là rất chính đáng. Thế nhưng, bản thân khái niệm “thiên nhiên” đã là một khái niệm không rõ ràng, nên nhiều người quan niệm rằng, muốn chọn mỹ phẩm lành tính thì cứ yêu cầu phải chọn sản phẩm được làm hoàn toàn từ cây cỏ hoặc động vật, tên gọi cũng phải thuần thiên nhiên hóa lá hẹ.
(Ảnh: interestingfacts)
Mới chiều qua thôi, mình nhận được phản hồi “nghiêm trọng” của một bạn khách hàng rằng kem diếp cá bên chị sao giống kem trộn vậy, có bột trắng trắng y như bột thuốc nghiền ra chưa tan; sao kem diếp cá lại có màu hồng nhạt mà không phải màu xanh; sao trên trang Tiki ghi là sản phẩm thiên nhiên mà em nhận hàng thấy thành phần không phải thiên nhiên… Dù có được giải thích, bạn ấy cũng chưa muốn hiểu rằng thành phần trắng trắng trong kem là kẽm oxit. Bạn ấy nghĩ kem diếp cá thì phải màu xanh vì lá diếp cá không phải màu hồng. Bạn ấy đọc các thành phần như Natri hyaluronate, Glycerin, Pro-vitamin B5, Zinc oxide… không hiểu nó là gì nên cứ quy ra là thành phần hóa chất.
Thực ra cũng không lạ vì bây giờ vẫn còn rất nhiều người chưa có kiến thức về mỹ phẩm, cứ đọc bảng thành phần mà thấy loằng ngoằng, toàn chữ thổ tả là sợ mình đang dùng phải hóa chất độc hại. Họ chưa biết rằng đó là tên danh pháp quốc tế của thành phần mỹ phẩm, được ghi trên nhãn theo quy định của Bộ Y Tế, dành cho những sản phẩm được cấp giấy phép lưu hành hợp pháp.
Với chủ đề này, mình nghĩ, điều đầu tiên cần phải ghi nhớ rằng, thiên nhiên tuy ban tặng cho chúng ta nhiều món quà chăm sóc sắc đẹp giá trị nhưng không phải tất cả đều an toàn cho da. Ngay từ những loại tinh dầu nguyên chất được chắt chiu từ các loại cây cỏ cũng có thể gây kích ứng nếu dùng không đúng liều lượng, không phù hợp với cơ địa làn da. Ngược lại, chúng ta cũng không thể vội vàng quy tội “hóa chất” cho tất cả các thành phần dưỡng da là những hoạt chất được điều chế trong phòng thí nghiệm. Quả đúng là có rất nhiều doanh nghiệp vì ham lợi nhuận mà sử dụng những hóa chất giá rẻ, có hại cho da để “độn” vào mỹ phẩm. Nhưng cũng có không ít nhà khoa học miệt mài nghiên cứu ra những chất đem lại hiệu quả không kém gì những chiết xuất từ thiên nhiên.
Tại sao họ lại phải tốn công như vậy? Có phải chỉ vì mục đích tiết kiệm chi phí hay không? Câu trả lời sẽ là một câu khẩu hiệu mà bạn thấy rất quen tai nhưng không hề sáo rỗng trong trường hợp này, đó là “để bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta”. Mặc dù mỹ phẩm của mình dựa trên tiêu chí thành phần hoàn toàn thực vật tự nhiên, nhưng vẫn phải công bằng mà nói như vậy.
(Ảnh: modernflipina)
Chắc bạn cũng đã dần hiểu ra, khi khai thác thành phần làm đẹp từ tự nhiên thì chúng ta cũng đã tác động một phần không nhỏ đến sự cân bằng của hệ sinh thái. Có những loại cây cối dường như sắp bị tuyệt diệt vì bị khai thác quá nhiều cho ngành mỹ phẩm. Kể cả những loại cây được trồng và canh tác trên diện rộng, đảm bảo nguồn cung lâu dài, nhưng thực chất, để có đất trồng những loại cây này, nhiều diện tích rừng lại bị triệt hạ, dẫn đến những biến đổi khôn lường về thời tiết, ví dụ điển hình là dầu cọ được sử dụng trong rất nhiều loại mỹ phẩm. Chính vì vậy, từ mấy năm nay, khi đã tìm hiểu được vấn đề đó, mình đã loại bỏ dầu cọ ra khỏi danh mục nguyên liệu của mình.
Để so sánh một cách dễ hiểu, dùng mỹ phẩm có ý thức cũng giống như mặc đồ thời trang có ý thức. Trước kia, chúng ta cứ nghĩ là phải mặc áo khoác bằng lông thú thật mới là chuẩn xịn sang chảnh, nhưng giết hại động vật, nhất là động vật quý hiếm, thì không hề văn minh chút nào. Đúng hơn, nó là tội ác! Cho nên hàng loạt các thương hiệu thời trang cao cấp, mới đây nhất là Chanel sang chảnh, đã tuyên bố không sử dụng lông và da thú thật nữa. Dùng lông thú nhân tạo, da thú nhân tạo cũng không có gì là kém sang, miễn là nó vẫn bền đẹp và không gây kích ứng cho làn da người mặc, đúng không mấy bạn?
Vậy thì với mỹ phẩm cũng vậy, dùng sao để không cần hoang mang bị thế hệ sau “oán trách” rằng chúng chỉ được ngắm nhìn những loài cây cỏ, muông thú qua phim ảnh mà không được tận mắt nhìn thấy thật ngoài thiên nhiên nữa vì đã bị “vét” sạch vào trong những hũ kem dưỡng hay serum của bà cố đẹp lão nhà tụi nó rồi.
Nguồn: Bam Bi
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính