Bạn có hiểu tầm quan trọng của pH với da?
Admin
04/07/2019 14:40:00
Khi lướt qua những quảng cáo mỹ phẩm, mấy bạn thường thấy một cụm từ là “cân bằng độ pH”. Đúng là cái gì “cân bằng” nghe có vẻ cũng rất thiện cảm, nhưng “độ pH” thực chất là cái gì và làm sao để biết sản phẩm mình đang xài có giúp cân bằng pH cho da hay không thì không phải chị em nào cũng biết.
Độ pH – Chỉ số vàng của da
Khi lướt qua những quảng cáo mỹ phẩm, mấy bạn thường thấy một cụm từ là “cân bằng độ pH”. Đúng là cái gì “cân bằng” nghe có vẻ cũng rất thiện cảm, nhưng “độ pH” thực chất là cái gì và làm sao để biết sản phẩm mình đang xài có giúp cân bằng pH cho da hay không thì không phải chị em nào cũng biết.
“pH” là một trong những khái niệm cơ bản nhất mà chúng ta làm quen khi học môn Hóa, nhưng sau một thời gian thì ai cũng chỉ mang máng nửa nhớ nửa quên (riêng tui thì quên sạch bách gòi, giờ mới ôn lại). “pH” là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “potential of hydrogen”, nghĩa là đo nồng độ hydrogen trong bất cứ chất nào. Thang độ pH dùng để đo coi chất đó thiên về tính acid hay tính kiềm. pH thấp nhất là 0, tức là tính acid tối đa, cao nhất là 14, tức là tính kiềm tối đa.
Với việc dưỡng da thì pH lại rất quan trọng. Bởi lẽ, lớp màng bảo vệ da tự nhiên cũng là một lớp màng acid. Lớp màng này được tạo ra khi lỗ chân lông tiết ra bã nhờn và phân giải các acid béo. Đã gọi là “màng bảo vệ” thì tất nhiên nó rất hữu ích, giúp ngăn vi khuẩn và độc tố xâm nhập vô da. Do đó, độ pH lý tưởng của da phải hơi thiên về tính acid chút xíu, đẹp nhất là ở mức 5.5. Nhìn chung thì pH của da ở trong khoảng 4.8 đến 6 là ổn rồi. Lớp màng acid của da phụ nữ thường nhiều hơn đàn ông, nên pH thường thấp hơn.
Nói tới đây, mấy bạn có thể đoán được ngay là khi độ pH của da quá cao, thiên về tính kiềm, thì không hề tốt. Da có pH cao hơn 6 có thể trở nên khô nẻ và nhạy cảm. Khi pH cao, một số enzyme còn có thể phá hủy collagen, khiến da nhanh lão hóa hơn. Theo một nghiên cứu năm 2010, những người có pH da thiên kiềm sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn, vết chân chim và đặc biệt là nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời so với những người có pH da thiên acid.
Một số dấu hiệu cảnh báo độ pH của da đang ở mức cao là da khô, có nhiều mảng nứt nẻ, da thường mẩn đỏ và hay bị mụn. Một trong những thủ phạm gây ra độ pH cao cho da chính là các loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh, độ pH quá cao. Thói quen rửa mặt bằng nước nóng trong mùa đông cũng có thể ảnh hưởng đến độ pH của da nữa bạn nha.
Cũng có một số ít trường hợp có người có độ pH da quá thấp, da thiên acid quá nhiều. Những trường hợp này thường là do lạm dụng các sản phẩm chứa acid dưỡng da (ví dụ như AHA, BHA để tẩy tế bào chết), xài ở nồng độ quá cao và dùng quá thường xuyên. Da có pH quá thấp sẽ rất nhờn, hay có cảm giác dấp dính và cũng dễ nổi mụn.
Cách khắc phục da có pH quá thấp thì khá đơn giản, bạn chỉ cần điều chỉnh lại tần suất và liều lượng của các sản phẩm dưỡng da chứa acid. Còn cách khắc phục da có pH quá cao thì sẽ cần lưu tâm nhiều hơn. Đây là lúc mà các sản phẩm có chức năng “cân bằng độ pH” phát huy tác dụng.
Da thường dễ rơi vào tình trạng pH quá cao sau bước làm sạch. Vì kể cả khi bạn đã chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, có pH cân bằng, thì nguồn nước máy ở Việt Nam hiện cũng có pH tương đối cao. Đó là lý do mà kể cả khi chỉ rửa mặt bằng nước, bạn cũng thấy da có dấu hiệu khô căng. Ngay lúc này phải tìm một sản phẩm có pH thấp để kéo cân bằng cho pH da. Giờ bạn đã hiểu tại sao “nước hoa hồng” vốn có tên thật là “nước cân bằng da” (toner) rồi đó. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của toner. Toner không cồn có pH thấp sẽ giúp trung hòa tính kiềm của da sau khi rửa mặt, và từ đó, hấp thụ độ ẩm và dưỡng chất từ các bước tiếp theo dễ dàng hơn. Nếu da bạn thường có cảm giác xót, châm chích khi thoa các sản phẩm dưỡng HOẶC đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt, thì cũng có thể là vì bạn đã bỏ qua bước cân bằng da. Sự chênh lệch pH quá lớn giữa bước rửa mặt và bước dưỡng ẩm sẽ tạo ra phản ứng khó chịu cho da.
Ngoài Toner không cồn thì còn có nhiều sản phẩm chuyên hơn, nó sinh ra là để cân bằng da bởi được sản xuất với công thức riêng cùng mức pH chuẩn.
Một thành phần khác cũng giúp cân bằng pH khá ổn cho da chính là giấm táo. Giấm táo có độ acid nhẹ, cũng có thể giúp đưa pH da về trạng thái cân bằng sau khi đã bị đẩy cao khi rửa mặt. Tuy nhiên, không được dùng trực tiếp giấm táo lên mặt, mà bạn vẫn phải pha loãng nó ra với nước cất hoặc nước hoa hồng.
Mật ong cũng là lựa chọn rất thú vị, vì nó có độ pH bằng 4. Những người có pH da cao nên thường xuyên đắp mặt nạ trộn với mật ong để dưỡng ẩm và cân bằng da. Đồng thời, cũng nên uống mật ong thường xuyên để cơ thể cân bằng được độ pH cho da từ bên trong (tất nhiên, nếu bạn không bị tiểu đường). Mật ong có rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng cho da trước ánh nắng mặt trời – cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới lớp màng acid giữ cân bằng da.
Cách thức như thế nào để da luôn cân bằng thì mấy bạn chỉ cần nhớ, ngay sau khi rửa mặt xong, phải lập tức xịt Toner hoặc Lotion cân cân bằng da. Và ngay khi đó, da còn đang ẩm, phải lập tức bôi các sản phẩm dưỡng. Đừng bôi sản phẩm thần thánh gì lên da lúc da đang khô cong khô queo sẽ thiệt thòi cho làn da lắm lắm, vấn đề này tui có viết kỹ lưỡng ở mấy bài cũ rồi.
Và nói đến đây, thì không thể không nhắc tới việc quan trọng của chống nắng. Bôi kem chống nắng cũng là cách bảo vệ lớp màng acid trên da, từ đó giữ cân bằng pH. Da có độ cân bằng pH tự nhiên thì lợi đủ đường, chăm sóc da cũng nhàn nhã hơn. Bạn thấy đó, chỉ cần ý thức thoa kem chống nắng đều đặn thì da đẹp hơn là điều không phải bàn cãi hén!
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính