Làm sao để “trị” bé bớt ương bướng?
Ly Nguyen
24/08/2020 09:22:00
Sẽ có nhiều cách khác nhau để bố mẹ có thể khắc phục tính cách này của bé.
Thời gian gần đây bố mẹ thường xuyên phải nổi nóng vì bé nhà mình ương bướng, ăn không đúng giờ, ngủ không đúng giấc, không tập trung học tập? Bé đang trở nên bướng bỉnh, không nghe lời? Trên thực tế, điều này là hoàn toàn hình thường và bố mẹ đừng mất bình tĩnh. Sẽ có nhiều cách khác nhau để bố mẹ có thể khắc phục tính cách này của bé. Vậy để "trị" sự bướng bỉnh của bé, cụ thể bố mẹ cần phải làm gì?
1. Lắng nghe bé nói
Nếu bố mẹ muốn bé nghe lời, bố mẹ cũng phải chú ý lắng nghe những suy nghĩ và tâm tư của bé. Đồng thời, đừng tranh cãi hoặc quát nạt lớn tiếng với bé khi bố mẹ cảm thấy không vừa ý. Bé sẽ tôn trọng bố mẹ nếu bố mẹ cũng thể hiện với bé thái độ tương tự.
(Ảnh: osfhealcare)
2. Khen ngợi những hành động, việc làm đúng đắn của bé
Ai cũng thích được khen ngợi, tán thưởng. Bé cũng không ngoại lệ. Khi thấy trẻ làm được một việc gì đó tích cực và đúng đắn, bố mẹ hãy khen ngợi hoặc thưởng cho bé một thứ gì đó. Điều này sẽ tạo động lực rất lớn cho bé, giúp bé nhận ra điều gì nên làm và tích cực phát huy được những tính cách tốt đẹp.
3. Khuyên bảo bé thay vì ra lệnh
Để bé thực hiện một yêu cầu nào đó, chẳng hạn như đi ngủ sớm, không xem tivi liên tục, bố mẹ nên ngồi xuống và khuyên bảo bé bằng lời lẽ nhẹ nhàng và lý lẽ thuyết phục. Đừng bao giờ ép buộc trẻ thực hiện một điều gì mà không giải thích vì sao trẻ cần phải làm thế. Sự quan tâm của bố mẹ sẽ khiến bé dễ dàng hợp tác và thực hiện các yêu cầu hơn là ra lệnh.
4. Áp dụng những biện pháp kỷ luật nhất định
Song song với khen thưởng, bố mẹ sẽ đưa ra những biện pháp kỷ luật nhất định. Nếu bé không nghe lời, bé sẽ bị phạt theo những quy định mà bố mẹ đã nói rõ từ trước. Tuy nhiên, các hình phạt này nên nhẹ nhàng, không nên phạt theo hình thức roi vọt để tránh trường hợp bé càng trở nên ương bướng, bất trị.
(Ảnh: northwesternmedicine)
5. Cho bé được lựa chọn
Không ai thích bị ép buộc, trẻ con cũng thế. Đứng trước các tình huống khác nhau, bố mẹ nên cho trẻ cơ hội được tự mình chọn lựa thay vì gán ghép, ép buộc bé phải chấp nhận một điều gì. Đây cũng là cách để rèn cho bé tính tự lập và tự ra quyết định.
Để thực hiện, bố mẹ có thể đưa ra một vài gợi ý cho trẻ chọn lựa, giúp trẻ tự chủ và độc lập. Ví dụ, bố mẹ có thể chọn ra hai bộ quần áo và cho bé chọn xem bé thích bộ quần áo nào hơn thay vì ép buộc bé mặc một bộ quần áo mà bố mẹ thấy thích.
Với mỗi đứa trẻ khác nhau, bố mẹ cần áp dụng những phương pháp giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những cách thức chung để giúp bé thay đổi theo chiều hướng tích cực, ngoan ngoãn và hợp tác hơn. Lắng nghe, khen ngợi, khuyên bảo, chia sẻ và tôn trọng là những chìa khóa vàng giúp cải thiện hiệu quả sự bướng bỉnh của bé.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Công thức mặt nạ ủ môi vô cùng hiệu quả cho mùa đông năm nay
Chỉ với một vài thành phần quen thuộc, bạn có thể tạo ra hũ mặt nạ ủ môi siêu mềm mọng và dưỡng ẩm hiệu quả cho đôi môi trước khi đón Tết.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính