Xu hướng tái sử dụng bao bì mỹ phẩm có thực sự thân thiện với môi trường?
Admin
07/09/2019 14:41:00
Ngày càng có nhiều thương hiệu mỹ phẩm đưa ra giải pháp “refill”, tạo ra những bao bì mỹ phẩm tái sử dụng nhiều lần, khách hàng chỉ cần mua phần “lõi” sản phẩm khi sử dụng hết.
Trong xu hướng sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải khó phân hủy, nhiều thương hiệu mỹ phẩm đã chủ động thiết kế các loại bao bì có thể thay lõi khi dùng hết. Một trong những thương hiệu đi đầu trong trào lưu này là Kjaer Weis – thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên cao cấp với những vỏ hộp mỹ phẩm cực kỳ sang trọng, mang phong cách của những món trang sức cầu kỳ. Tuy nhiên, đến nay, vẫn nhiều người hoài nghi về hiệu quả thực sự của xu hướng bao bì có thể thay lõi này.
(Ảnh: trendhunterstatic)
Dường như ai cũng biết rằng bao bì nhựa của các sản phẩm tiêu dùng chính là thủ phạm chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Khi bạn dùng hết một chai dầu gội hay một thỏi son môi, thường thì bạn sẽ vứt luôn vỏ bao bì đi. Bao bì nhựa này rất ít khi được tái chế, nên nhiều người nghĩ rằng việc tái sử dụng với các thiết kế “thay lõi” sẽ có ích hơn, phần nào đó, với môi trường.
Tuy nhiên, ý tưởng này không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Người dùng mỹ phẩm thường có tâm lý “có mới nới cũ”, rất ít khi họ trung thành với một loại mỹ phẩm duy nhất để có thể duy trì thói quen “giữ vỏ, thay lõi” khi dùng hết. Kể cả như với thương hiệu có thiết kế đẹp, chất lượng sản phẩm tốt như Kjaer Weis cũng gặp vấn đề khi khách hàng sợ rằng vỏ hộp dùng lâu sẽ bị trầy xước, và họ thích mua hẳn sản phẩm mới với vỏ mới luôn. Do đó, thương hiệu này lại cần một chiến lược marketing để khách hàng nâng niu sản phẩm của mình như một món hàng hiệu hay đồng hồ đắt đỏ. Và dần dần, các sản phẩm thay lõi hiện đã chiếm 25-30% doanh thu của Kjaer Weis.
(Ảnh: hiro-cosmetics)
Một trong những thách thức khác là bản thân chất lượng sản phẩm phải vượt trội đến mức khách hàng không muốn chuyển sang sử dụng sản phẩm khác. Ngoài ra, cách sử dụng sản phẩm phải đủ tiện lợi, không gây phiền phức quá nhiều cho nhịp sống bận rộn của khách hàng. Với một số thương hiệu mỹ phẩm xa xỉ như Dior, Hermes hay Guerlain, việc sử dụng các bao bì đẹp, tái sử dụng và thay lõi mới được có thể tạo ra một thú vui mới, và từ đó, thu hút được khách hàng, rồi tạo ra một trào lưu sống cho nhiều thương hiệu bình dân “bắt chước” theo.
Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng, phương án dùng bao bì nhựa – nhưng tái sử dụng nhiều lần bằng cách thay lõi, có thể sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ môi trường hơn so với việc đổi sang dùng bao bì thủy tinh. Bởi lẽ, khi trọng lượng sản phẩm nặng hơn do bao bì, quá trình vận chuyển sẽ tạo ra nhiều khí thải carbon, cũng gây hại hơn cho môi trường. Nếu các thương hiệu mỹ phẩm thực sự nghiêm túc đầu tư vào những ý tưởng sản xuất bao bì thân thiện với môi trường, tình hình có thể sẽ được cải thiện đáng kể trong 10 năm tới.
Tại Việt Nam, hiện có một số sản phẩm mỹ phẩm cũng có bao bì thân thiện với môi trường, ví dụ như Sáp tắm hoa hồng Karose Melt sử dụng giấy gói là giấy gạo, tan được trong nước, an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính