Phải làm sao khi bị dị ứng kem chống nắng?
Admin
01/06/2024 14:41:00
Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong mùa hè. Nhưng bạn phải làm sao nếu đây lại chính là thủ phạm khiến da bạn bị kích ứng?
Khi bị dị ứng kem chống nắng, bạn sẽ gặp phải một số hiện tượng như da phồng rộp, mẩn ngứa, ửng đỏ, thậm chí có thể có cảm giác bị châm chích, rát, mặt bị sưng, đặc biệt là ở vùng mí mắt. Điều đáng ngại là không phải ai cũng bị dị ứng kem chống nắng do cơ địa bẩm sinh, mà đôi khi điều này có thể phát triển theo thời gian. Tức là dù trước đây bạn có thể dùng kem chống nắng mà không gặp phản ứng tiêu cực gì, nhưng đến một thời điểm nào đó, làn da bạn thay đổi, có thể là trở nên mẫn cảm hơn và bị dị ứng với kem chống nắng, thậm chí là loại kem chống nắng quen thuộc bạn đã sử dụng nhiều năm.
(Ảnh: anabel)
Một số thành phần thường gây dị ứng trong kem chống nắng là oxybenzone, methanone, benzophenone-3 hoặc các thành phần khác thuộc nhóm benzophenone; các nhóm ethylhexyl-p-methoxycinnamate, and 2-ethoxyethyl-p-methoxycinnamate; avobenzone, eusolex 8020; octocrylene; Para-Aminobenzoic Acid (PABA); benzyl salicylate v.v... Nhìn chung, các hoạt chất chống nắng dạng hóa học có nguy cơ gây dị ứng cao hơn. Vì vậy, nếu bạn gặp phản ứng tiêu cực với kem chống nắng hóa học hoặc kem chống nắng lai, bạn có thể thử đổi sang dùng kem chống nắng thuần vật lý.
Ngoài các nhóm thành phần chống nắng hóa học, thì hương liệu và chất bảo quản cũng có thể là tác nhân gây kích ứng. Để có thể xác định chính xác thành phần nào khiến bạn bị dị ứng, thì nên đối chiếu bảng thành phần của sản phẩm kem chống nắng mới với sản phẩm cũ bạn từng sử dụng, để xem có cái tên nào “lạ” hay không.
(Ảnh: healthworks)
Nếu đã chuyển sang kem chống nắng thuần vật lý, bảng thành phần lành tính mà vẫn bị dị ứng, thì có thể bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó khác, thậm chí có thể là một thành phần cấp ẩm. Hoặc cũng có thể do kem chống nắng của bạn đã bị hết hạn sử dụng hoặc được bảo quản không đúng cách.
Trong trường hợp không thể dùng kem chống nắng, hãy hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, nên mặc trang phục che chắn phù hợp, sử dụng chất liệu có khả năng cản tia UV, kết hợp với mũ nón, ô dù. Nên thường xuyên bổ sung các thành phần chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho da và dưỡng ẩm đầy đủ.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính