Thực hư về công dụng tắm nước lá cho trẻ thời "hiện đại"
Admin
15/12/2017 12:54:00
Ngày xưa, ông bà ta vẫn thường đi hái lá về tắm cho trẻ nhỏ, những công thức tắm nước lá vẫn được coi là một trong những cách thức chăm sóc con trẻ vừa sạch sẽ lại an toàn, và gần gũi với thiên nhiên.
Tuy nhiên đó là câu chuyện của ngày xưa. Giờ đây, tắm nước lá hoặc cách tắm dân gian có thể mang nhiều nguy cơ sinh bệnh cho bé yêu nếu không tìm hiểu, lựa chọn và ứng dụng kỹ lưỡng.
1. Điểm danh một số lọai lá, quả được ưa sử dụng làm nước tắm cho trẻ nhưng không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng
Nước dừa được xem như một bí kíp làm trắng da cho trẻ. Bạn có biết trong nước dừa có chứa đường, là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Nước dừa không có tính kháng khuẩn mà tắm lên lại càng thêm khuẩn. Nhiều trẻ sau khi tắm nước dừa còn bị mụn nhọt phải chữa trị tại bệnh viện.Các bà mẹ thông thái nên nhớ rằng da em bé là di truyền từ cha mẹ, nước dừa cũng không thể làm da trắng lên như các bà mẹ vẫn nghĩ.
Cũng không nên sử dụng chanh để tắm gội cho bé, vì trong chanh có chứa axit. Chỉ cần mạnh tay một chút kì cọ cho bé cũng đủ làm cho em bé xót, rát da. Vì da bé rất mỏng. Em bé lại hay có thói quen dụi mắt hoặc ngậm mút ngón tay, vị chanh cũng có thể khiến bé đắng miệng hoặc cay mắt. Những tép chanh có thể xót lại trên da đầu có thể khiến cho tóc em bé bẩn và khiến da mọc rôm sảy, cứt trâu.
Nếu có sử dụng chanh thì dùng tỉ lệ thấp và sau khi tắm xong cần tráng sạch lại với nước sạch.
2. Đằng sau những công thức tắm lá cho trẻ
Không hẳn những mẹo vặt hay cách thức tắm lá dân gian là những quan điểm sai lầm và không hữu dụng, mà chính môi trường và điều kiện sống thay đổi, sức khỏe của mẹ và bé thời @ thực sự không thể đem so sánh và ứng dụng như thời ông bà ngày trước. Vậy lí do chính tại sao?
Hầu hết các bà mẹ trẻ chỉ mới chọn đúng các nguyên liệu mà chưa biết rằng những nguyên liệu ấy có thực sự “sạch”? Những cây, quả đó có thể mọc ở các bờ, bụi rậm, là những chỗ rất bẩn chứa nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh. Hoặc chúng được nuôi trồng trong điều kiện được bảo vệ bởi... thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu rồi bày bán đầy chợ. Khi về nhà, lá có thể không được rửa sạch như mình tưởng, nước tắm đun chưa thật sôi hoặc các mầm bệnh có thể vẫn tồn tại ở mức nhiệt độ lớn hơn 100 độ C. Các vùng miền khác nhau có những công thức tắm lá khác nhau. Có vùng chọn lá lốt, là trầu không, lá khế, ngải cứu. Ở nơi khác lại sử dụng lá chân vịt, lá sài đất. Những loại lá này bản chất không độc hại nhưng chúng thường tồn tại nhiều vi khuẩn hoặc thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng. Khi rửa, đun sôi, lọc, chiết, các mẹ cũng không thể loại bỏ hết vi khuẩn mang trên mình lá, còn chưa kể các bà các mẹ còn thực hiện không đúng quy trình.
Rất nhiều trường hợp các mẹ bầu được mẹ chồng, mẹ ruột truyền lại những công thức tắm lá bằng cây nhà lá vườn như tắm rửa bằng chanh, lá bưởi hoặc là chè, vừa giúp da bé sạch, nước dừa tươi để trẻ không bị mẩn ngứa, da dẻ trắng trẻo, không bị rôm, chốc đầu. Tuy nhiên niềm vui vì được sở hữu những công thức “làm đẹp” bí truyền cho em bé không được bao lâu thì nhiều trường hợp dở khóc vì các bé lại nổi nhiều hạt li ti, rôm sảy nhiều hơn và có bé thì phải nhập viện vì nhiễm trùng da.
Giải thích đơn giản cho việc này là vì: Da em bé cực kì mỏng manh, chỉ bằng khoảng 1/5 da người lớn, các chức năng bảo vệ vẫn chưa thể bằng da người lớn. Nhiều bé bị tổn thương da dẫn tới viêm, nhiễm trùng da, nếu sức đề kháng không tốt, sẽ không đủ khả năng bảo vệ dẫn tới tình trạng nghiêm trọng phải đi nhập viện. Một số em bé không thích ứng được với kiểu tắm lá cũng dễ bị kích ứng da, nổi mẩn ngứa.
Bố mẹ trẻ cần hiểu rõ về sự khác nhau giữa thời xưa và thời nay. Không phải vì chúng ta quá hiện đại nên từ chối những kinh nghiệm từ ông bà. Nhưng vì tính chất môi trường, con người đã có sự khác biệt và thay đổi, bản thân chúng ta khi bắt đầu làm cha mẹ phải được trang bị đủ những kiến thức để nhận định cái nào tốt và phù hợp với em bé của mình.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính