Banner top danh mục

Phổ cập kiến thức về cồn trong mỹ phẩm

Admin
06/09/2023 14:14:00

Nếu chúng ta không lạm dụng cồn khô thì sẽ tiến tới một quy trình dưỡng da hiệu quả hơn. 

Chắc mấy bạn đã nghe qua một kiến thức “sơ đẳng” là “cồn trong mỹ phẩm rất có hại”, “nên dùng mỹ phẩm không chứa cồn”. Tuy nhiên, nếu mà lên đến “level 2” thì bạn lại được học một kiến thức nghe có vẻ phức tạp hơn, đó là “chỉ cồn khô mới có hại, cồn béo thì có lợi”.

Vậy như thế nào là “cồn khô” và thế nào là “cồn béo”?

 

(Ảnh: vinmec)

 

Giờ mà ngồi học lại kiến thức hóa học thì đau đầu muốn chết, vậy nên, bài viết này sẽ liệt kê giúp các bạn luôn danh sách một số tên loại cồn béo có lợi thường gặp trong mỹ phẩm. Mấy nàng có thể lưu luôn vô điện thoại, mai mốt mua mỹ phẩm thì tiện tra cứu, dò thấy tên mấy loại cồn này thì có thể yên tâm là nó không hề có hại, mà còn có khả năng siêu dưỡng ẩm cho da, đó là:

- Butylene glycol
- Cetearyl Alcohol
- Cetyl Alcohol
- Myristyl Alcohol
- Stearyl Alcohol
- Glycerin

Bạn không đọc lộn đâu, glycerin cũng là một loại cồn, và mấy bạn thấy đó, nó là một trong những siêu sao cấp ẩm cho da.

Vậy còn các loại cồn khô có hại? Hên quá, danh sách này thì lại rất ngắn và dễ nhớ:

- Alcohol Denat (ethanol)
- Ethyl Alcohol
- SD Alcohol

Mấy loại cồn khô này thường được nhà sản xuất sử dụng với mục đích gì?

- Để công thức sản phẩm lỏng nhẹ nhanh thấm hơn 
- Giúp một số hoạt chất thẩm thấu sâu hơn 
- Giúp tăng tuổi thọ (hạn sử dụng) của sản phẩm nữa
- Làm khuếch tán mùi hương (nên thường được dùng trong nước hoa dạng xịt)
- Bạn còn hay thấy ethanol được dùng trong dung dịch rửa tay khô nữa, cho nên xài nhiều mới dễ bị khô da. 

 

(Ảnh: pinterest)

 

Khi nghiên cứu thì mấy loại cồn khô này vẫn được chứng nhận là “đủ an toàn” cho da, vậy nên nó mới được cấp phép dùng trong mỹ phẩm, quan trọng là nó có hiệu quả dưỡng da hay không thôi, và nếu chúng ta không lạm dụng cồn khô thì sẽ tiến tới một quy trình dưỡng da hiệu quả hơn. Chẳng hạn, nếu bạn cứ ỷ lại vào mấy loại toner và kem dưỡng chứa cồn khô, dùng xong thấy mặt ráo mịn, vậy là tưởng mặt mình được kiềm dầu rồi đó, nhưng lại vỡ mộng vì hôm sau mặt bóng nhờn nhiều hơn. Tại sao? Tại vì cái cồn khô nó chỉ đem lại cảm giác ráo mịn tức thời chứ không hề giúp kiềm dầu chứ sao?

Đổi lại, nếu chịu khó tìm hiểu và cấp ẩm cho da bằng cồn béo, da sẽ no nê độ ẩm và không tiết ra nhiều dầu thừa nữa, đây mới là cách dưỡng da thông minh.

Có rất nhiều bạn thích dưỡng với phương pháp “7 skin” - vỗ 7 lớp toner. Nếu mà dùng toner chứa cồn khô thì chẳng phải là toang rồi sao. Nhưng dùng toner chứa cồn béo, chứa glycerin hoặc hyaluronic acid thì đảm bảo sẽ thấy hiệu quả, không chỉ kiểm dầu mà da còn căng mịn rất là phê! 

Nguồn: Thu Lành Nguyễn 

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!

  • Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...