Khám da liễu chuyên nghiệp: Khi không thể chần chừ được nữa!
Admin
01/06/2018 20:57:00
Đừng chỉ nghĩ rằng các ngôi sao hay người giàu có mới đến gặp bác sĩ da liễu để chăm sóc cho làn da của mình.
Ở Hàn Quốc, nhiều cô gái còn có thói quen đi khám da liễu định kỳ, giống như đi khám răng hai lần mỗi năm vậy. Da cũng là một cơ quan quan trọng của cơ thể, và sức khỏe của làn da cũng rất cần quan tâm. Kể cả khi bạn không có nhu cầu chăm sóc, làm đẹp cao cấp, thì cũng có những lúc nhất thiết phải tới gặp bác sĩ có chuyên môn thì mới giải quyết được những vấn đề của da. Nếu da bạn đang có những triệu chứng sau đây, tốt nhất là hãy tới bệnh viện, hoặc phòng khám chuyên khoa, chứ đừng chỉ lên mạng để hỏi han kinh nghiệm tự xử lý tại nhà nhé.
1. Nốt ruồi bất thường
(Ảnh: allure)
Nếu da có nốt ruồi thì cũng không hẳn là bất thường. Nhưng nếu nốt ruồi có dấu hiệu to ra, chảy máu, đau v.v... thì cần đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư da, nếu không can thiệp sớm thì sẽ để lại hiệu quả rất nghiêm trọng. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, bác sĩ có thể soi nốt ruồi của bạn, nếu có dấu hiệu khả nghi, sẽ lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm.
2. Mụn sưng đau
Mụn trứng cá có nhân gây sưng đỏ, đau, viêm, có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu bạn cần lấy nhân để điều trị nhanh, kịp cho những dịp quan trọng như cưới hỏi, du lịch, thì có thể đến các phòng khám, bệnh viện để được trợ giúp, đừng nên tự ý nặn mụn hay bôi các loại thuốc “cấp tốc”. Bác sĩ da liễu có thể chỉ định tiêm giúp giảm đau, giảm viêm, kích thích quá trình đào thải nhân mụn và tự lành da sau mụn.
3. Da khô, ngứa, kích ứng khó chịu
(Ảnh: naturalimageoc)
Nếu đã dùng các bước dưỡng ẩm mà da vẫn có dấu hiệu bong tróc, ngứa ngáy, thì có thể là bạn đã bị chàm, và cần đi khám. Không nên tự ý bắt chước người khác để bôi thuốc, vì tùy từng trường hợp nặng nhẹ mà bác sĩ có thể chỉ định bạn cần uống thuốc, tiêm hoặc dùng liệu pháp từ máy móc nữa cơ.
4. Da có những mảng sần sùi
(Ảnh: amakenlb)
Da đỏ, bong tróc thành mảng lớn thường da triệu chứng của bệnh vẩy nến. Đây là một bệnh do rối loạn tự miễn, do hệ miễn dịch gửi tín hiệu sai, kích thích các tế bào da sản sinh quá nhanh, không kịp đào thải các tế bào da cũ khiến da bị dày lên, đóng thành vảy. Đây cũng là một bệnh mà bạn không nên tự ý bắt mạch uống thuốc, cần đến phòng khám chuyên khoa để có chỉ định rõ ràng. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn sẽ hỏi xem tiền sử dùng thuốc của bạn, xem cơ thể có đang bị kích ứng bởi yếu tố nào hay không.
5. Tóc rụng nhiều bất thường
Nếu tóc rụng nhiều đến mức nhìn mỏng đi rõ rệt, thậm chí xuất hiện mảng hói, thì bạn cũng có thể đến phòng khám, bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn đấy. Vì đôi khi, tình trạng này liên quan đến hormone, nội tiết, bác sĩ có thể kê thuốc bôi và thuốc uống để khắc phục, chữa trị dứt điểm, kiểm tra các nguyên nhân có thể gây rụng tóc.
6. Mặt lúc nào cũng đỏ như say rượu
Đây cũng có thể là một dấu hiệu bệnh lý mà bác sĩ sẽ kiểm tra, đôi khi có thể kiểm soát bằng cách uống thuốc hoặc bôi kem chống nắng đều đặn. Tóm lại là bạn đừng chủ quan, và cũng đừng nhờ các “lang băm” trên mạng xã hội kê thuốc lung tung nhé.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính