Kem chống nắng vật lý và hóa học: đâu mới là chân ái?
CTV
13/07/2020 08:37:00
Việc phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học là vô cùng quan trọng để bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn phù hợp với tình trạng làn da của mình.
Kem chống nắng dường như đã trở thành "vật bất ly thân" cứu cánh làn da cho các cô nàng trong mọi thời tiết. Đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng, kem chống nắng lại càng phát huy tác dụng hơn bao giờ hết để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời độc hại, tiềm tàng những nguy cơ lão hóa da mà bạn không thể lường trước. Tuy nhiên, việc chọn lựa và sử dụng kem chống nắng không đơn giản như bạn nghĩ, mỗi làn da sẽ thích hợp với từng loại kem chống nắng khác nhau.
(Ảnh: hubbardyoungpharmacy)
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý chứa những thành phần khoáng chất gồm titanium dioxide và zinc oxide (kem chống nắng hóa học không có 2 thành phần này). Chúng tạo một lớp màng chắn trên bề mặt da nhằm loại bỏ và phản xạ các tia UV từ ánh nắng mặt trời khi chúng chiếu trực tiếp lên da của bạn.
Ưu điểm:
– Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB.
– Hoạt động ngay tức thì sau khi sử dụng lên da mà không cần chờ thời gian thẩm thấu.
– Bền vững trong thời gian lâu khi da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp (không phải trong môi trường nước và ẩm).
– Ít gây kích ứng cho da, phù hợp cho những làn da nhạy cảm.
– Phù hợp với những làn da dễ bị kích ứng nhiệt như đỏ, bỏng rát khi tiếp xúc ánh nắng vì kem chống nắng vật lý sẽ làm dịu làn da của bạn.
Nhược điểm:
– Mau trôi do da tiết nhiều dầu và mồ hôi, nghĩa là lúc bạn hoạt động ngoài trời quá nhiều, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mồ hôi sẽ làm cho kem không giữ được trên da, bạn sẽ phải bôi một lớp kem mới.
– Chất kem có thể bị dày, gây bí da, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng, da bị đổ dầu sẽ dễ gây sạm và tối da.
(Ảnh: biospa)
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ như oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học là tạo ra phản ứng hóa học, thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt và sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da, chúng được gọi là chất hấp thụ hóa học.
Ưu điểm:
– Chất kem thường mỏng nhẹ, dễ dàng thấm và tán lên da, phù hợp sử dụng mỗi ngày.
– Dễ dàng phối hợp thêm nhiều tinh chất dưỡng da khác trong quy trình dưỡng da.
Khuyết điểm:
– Có khả năng gây ra sự hình thành của các đốm nâu trên da.
– Đòi hỏi phải sử dụng kem 20 phút trước khi ra ngoài nắng.
– Tăng khả năng kích ứng cho da, đặc biệt với những bạn sở hữu da khô, thiếu độ ẩm.
– Kem chống nắng hóa học thường có chỉ số SPF cao, nếu sử dụng cho da mặt sẽ dễ bị kích ứng, đặc biệt với da nhạy cảm.
– Không bền vững dưới ánh nắng khi bạn tiếp xúc trực tiếp, dù ở môi trường khô ráo. Vì thế, bạn cần phải thoa lại sau mỗi 2 tiếng sử dụng.
– Không thích hợp với da kích ứng với nhiệt độ vì kem chống nắng hóa học chuyển tia UV thành nhiệt, có thể làm da bạn bị ửng đỏ.
Như vậy, không thể nói loại kem chống nắng nào là phù hợp nhất cho làn da của bạn, bởi lẽ mỗi loại đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Do đó, tùy theo mức độ bạn tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp và sự kích ứng của làn da mà chọn kem chống nắng phù hợp.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính