Hương liệu trong mỹ phẩm có phải luôn gây hại?
Admin
03/01/2022 18:42:00
Nhiều hãng mỹ phẩm hiện đã quảng cáo các dòng sản phẩm “không chứa hương liệu”. Vậy “hương liệu” có phải là kẻ thù của làn da?
Trước khi phân tích về ưu nhược điểm của hương liệu trong mỹ phẩm, ta cần phân biệt rõ hai dòng hương liệu: tự nhiên và nhân tạo. Hương liệu nhân tạo là các thành phần được sản xuất trong phòng thí nghiệm, có thể hoàn toàn là nhân tạo hoặc chứa một vài thành phần tự nhiên trong đó. Hương liệu nhân tạo thường có khả năng giữ mùi thơm lâu hơn. Trong khi đó, hương liệu tự nhiên được sản xuất, điều chế trực tiếp từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như cây cỏ, thảo mộc. Tuy nhiên, không phải hãng mỹ phẩm nào cũng ghi chú rõ hương liệu mình sử dụng là tự nhiên hay nhân tạo.
(Ảnh: studio99salons)
Công dụng của hương liệu là tạo hương thơm cho sản phẩm. Nếu một loại mỹ phẩm có khả năng cải thiện da hiệu quả, nhưng lại có mùi khó chịu, thì người dùng sẽ không có động lực để sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó, hương thơm cũng có tác dụng thư giãn, hoặc kích thích những cảm xúc tích cực.
Sự phát triển của các dòng mỹ phẩm không mùi, không chứa hương liệu đến từ việc một số người có làn da nhạy cảm bị kích ứng với hương liệu. Một số nhóm khách hàng khác lại có khứu giác nhạy cảm và không thích các mùi thơm, kể cả là những mùi được số đông cho là “dễ chịu”. Nhưng tóm lại, các công thức mỹ phẩm đã được phép lưu hành trên thị trường, dù có chứa hương liệu nhân tạo hay tự nhiên, thì đều ở mức an toàn.
(Ảnh: bustle)
Do đó, nếu da bạn nhạy cảm, cũng không nhất thiết phải tẩy chay hương liệu. Điều quan trọng là kiểm tra xem mình có thực sự bị kích ứng bởi hương liệu hay không, cụ thể là thành phần hương liệu nào. Nên nhớ rằng, kể cả hương liệu tự nhiên cũng chưa chắc đã lành tính hơn hương liệu nhân tạo. Và mỹ phẩm không chứa hương liệu cũng không chắc đã hoàn toàn lành tính đối với bạn. Hãy dựa vào trải nghiệm thực tế đối với từng sản phẩm để rút ra những kinh nghiệm lựa chọn mỹ phẩm phù hợp cho làn da của mình.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính