Bí ẩn đằng sau vẻ đẹp các mỹ nhân chốn cung đình
CTV
09/11/2020 08:34:00
Những mỹ nhân trong phim cổ trang Hoa ngữ thường được ví von là sở hữu "sắc đẹp vạn người mê". Nhan sắc khuynh thành của nàng luôn khiến khán giả phải mê mẩn và ao ước.
Thời cổ đại phong kiến không có tạp chí thời trang, không có biểu tượng làm đẹp, beauty blogger… thì định nghĩa về cái đẹp gom trọn lại, có thể nói vừa phức tạp vừa đơn giản: Cái đẹp là những điều hoàng đế yêu thích. Bên cạnh đó, cái đẹp của thời cổ đại cũng có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế. Phụ nữ thời xưa có địa vị xã hội thấp (thấp hơn đàn ông), và vì chế độ "nam nhân tam thê tứ thiếp", phụ nữ cần và buộc chăm chút sắc đẹp để có thể nổi bật hơn so với người phụ nữ khác.
Bởi vậy, những tiêu chuẩn về cái đẹp giữa chốn cung đình xưa và thế kỉ 21 là không giống nhau, nhưng bí quyết để các cung tần mỹ nữ xưa có được làn da căng mịn, khuôn trăng thanh thoát, tự nhiên cùng mái tóc dài óng ả, suôn mượt vẫn là những bí ẩn hấp dẫn đối với bao thế hệ phụ nữ thời nay.
(Ảnh: yeah1)
Gội đầu với bồ kết
Người xưa có câu "cái răng cái tóc là góc con người", chẳng thế mà mái tóc dài đen óng đã trở thành hình ảnh mà mỗi người con gái phương Đông đều ao ước.
Với các cung tần mỹ nữ chốn cung cấm, có một bí quyết được lưu truyền để mái tóc trở nên đẹp hơn, đó là gội đầu với nước bồ kết. Cách làm rất đơn giản: phơi khô trái bồ kết, rửa nhẹ, đem hầm cho ra thứ nước đen nhánh, thơm mùi thiên nhiên, sau đó hoà cùng nước lã, đem gội đầu thì mái tóc sẽ trở nên đen nhánh, óng mượt và khoẻ mạnh. Hơn nữa, tương truyền, người xưa nhờ gội thứ nước này mà giữ được tóc đen lâu hơn, làm chậm quá trình bạc tóc.
Phấn nụ xứ Huế – mỹ phẩm của cung phi
Phấn nụ xứ Huế chính là một phương pháp làm đẹp bí ẩn từ cung đình mà đến nay vẫn còn được lưu giữ. Nguyên nhân của cái tên này là vì viên phấn có hình như nụ hoa, có các màu từ trắng, hồng cánh sen đến hồng đào, phù hợp cho từng loại da.
Quy trình sản xuất mỹ phẩm hoàng cung này cũng lắm công phu, qua tới chín công đoạn. Nguyên liệu chính là thạch cao và trên mười vị thuốc bắc bí truyền, một số loại hoa và đặc biệt là nước mưa xứ Huế tinh khiết. Thứ phấn này tương truyền có thể đem đến làn da đúng chuẩn mỹ nhân thời bấy giờ: da trắng ngần, mịn màng, làm mờ vết tàn nhang và chậm lão hoá. Tương truyền, đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại, dùng phấn nụ cả đời, nên khi về già, thọ trăm tuổi mà da vẫn không có lấy một vết đồi mồi.
(Ảnh: kenh14)
Thoa son làm bằng sáp ong
Thời xưa các mỹ nhân chốn cung đình dùng sáp ong để chế tạo son, tô điểm sắc mặt mỗi ngày. Sáp ong sau khi được nấu chảy thì trộn với dầu ôliu, lọc vài lần qua lớp vải sa để đạt độ mịn nhất định. Tiếp đến, tuỳ theo sở thích mà các nữ nhân sẽ trộn cùng một chất tạo màu để có được một thỏi son, nguyên liệu tạo màu cũng vô cùng tự nhiên, thường là cánh hoa hồng, hoa sen. Nhờ vậy loại son này khi thoa lên môi rất mềm, bóng nhẹ và giữ màu môi tươi lâu.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Dưỡng tóc mùa hanh khô với dầu squalane
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm một công thức dầu dưỡng ẩm mượt nhưng không bết nặng tóc, thì hãy tham khảo dầu squalane.
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính