Bàn tay, gót chân, khuỷu tay – 3 vùng da dễ bị “sa mạc hóa” trong mùa đông
Admin
12/11/2018 01:06:00
Kể cả những người hoàn toàn không để tâm đến việc làm đẹp cũng không thể làm ngơ trước nghĩa vụ dưỡng ẩm khi bàn tay trở nên thô ráp, gót chân thì nứt nẻ và khuỷu tay thì mốc khô.
Khi thời tiết vào đông, độ ẩm trong không khí giảm sẽ khiến làn da toàn thân bị khô nẻ, bong tróc. Bên cạnh đó, chính các thiết bị sưởi ấm càng khiến độ ẩm ít ỏi trên da bị bốc hơi, khiến bạn khó chịu, thậm chí có hiện tượng chảy máu vì lớp màng chắn cuối cùng của làn da cũng bị “thất thủ”.
(Ảnh: dermstore)
Bàn tay chính là “nạn nhân” đầu tiên. Không chỉ chịu tác động bởi không khí, nhiệt độ, thời tiết hanh khô như tất cả các vùng da khác trên cơ thể, bàn tay còn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, nước lau bếp. Thậm chí, chính thói quen vệ sinh, rửa tay trước khi ăn cũng có thể là nguyên nhân khiến bàn tay càng dễ khô ráp hơn nếu bạn chọn công thức nước rửa tay có tính kiềm mạnh.
Bàn tay là vị trí thể hiện tuổi tác rõ nhất trên cơ thể phụ nữ. Bạn có thể nhìn vào bàn tay của một cô gái và biết được cô ấy có phải làm việc vất vả không. Từ những thao tác gõ bàn phím nhẹ nhàng, đến những lúc phải vít tay ga đi làm cả chục cây số, tất cả những áp lực ấy càng hiển hiện rõ hơn trên làn da tay dưới cái giá rét của mùa đông miền Bắc.
Và một vùng da nữa cũng thể hiện một người phụ nữ có vất vả hay không, đó chính là gót chân. Cứ tưởng chừng như chuyện nứt gót chân chỉ tồn tại hàng chục năm trước, khi những người nông dân phải đi chân đất ra ruộng đồng. Nhưng ngày nay, chính những đôi giày cao gót kiêu sa cũng có thể là thủ phạm làm tổn thương gót hồng yêu dấu. Áp lực công việc khi phải đi lại, đứng trên giày cao gót hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày khiến gót chân dễ bị tổn thương, và vùng da này dường như không thể tự vệ trước những cơn gió khô đầu tiên, mặc dù chúng ta tưởng như nó không bao giờ phải “phơi” ra không khí.
(Ảnh: blogspot)
Khuỷu tay thì là một trường hợp đặc biệt. Vùng da ở đây dày hơn để có thể tạo nếp gấp, thuận tiện cho cử động linh hoạt của cánh tay. Chính vì thế, khi dưỡng ẩm không kỹ, vùng da khuỷu tay sẽ không nhận được độ ẩm cần thiết. Bạn sẽ nhận thấy vùng da khuỷu tay vừa sậm màu hơn, nhưng lại mốc trắng, tạo ra màu giống như “tro”, nhìn rất thiếu sức sống. Nhiều người cho rằng đến mùa đông thì luôn mặc áo dài tay, không khoe ra khuỷu tay thì không cần chú ý đến nó. Nhưng nếu để vùng da này quá khô nẻ, thì bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu mỗi khi co duỗi cánh tay.
Để chăm sóc cho 3 vùng da tội nghiệp này, điều đầu tiên bạn cần lưu ý đó là nên đổi sang một loại sữa tắm thật dịu nhẹ, không chứa chất tạo bọt công nghiệp, càng ít hương liệu nhân tạo càng tốt. Bởi lẽ, sang mùa đông, chúng ta thường có xu hướng tắm nước nóng hơn, dễ làm lớp dầu giữ ẩm tự nhiên trên da bị hư tổn. Hãy bù đắp việc đó bằng công thức sữa tắm có độ pH cân bằng, bổ sung thêm chiết xuất từ thiên nhiên như Nước tắm Thảo mộc Hương nhài để làn da ở bàn tay, bàn chân hay khuỷu tay, đầu gối đều được làm sạch mà không căng nẻ.
Ngay khi bước ra khỏi phòng tắm, hãy khẩn trương thoa sản phẩm dưỡng ẩm cho những vùng da này. Bởi lẽ, khi độ ẩm trên da còn chưa bị bay hơi, các loại kem dưỡng, dầu dưỡng sẽ thể hiện công dụng khóa ẩm hiệu quả hơn. Nếu muốn vừa giữ ẩm, vừa bù đắp các chất chống oxy hóa cho da bàn tay, gót chân, khuỷu tay thêm khỏe mạnh, tăng độ đàn hồi, giảm nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa, bạn có thể sử dụng công thức Dầu hạt chanh leo ngâm cánh hoa hồng.
Hãy massage đều cho dầu ngấm vào bàn tay, gót chân, giữa các kẽ ngón tay, ngón chân, và tranh thủ thoa dầu lên cả móng tay, móng chân để dưỡng móng bóng khỏe, không bị giòn gãy. Sau khi dưỡng cho bàn tay, bạn nên đeo găng tay len để giúp dầu thẩm thấu tốt hơn. Tương tự, sau khi dưỡng ẩm cho gót chân, hãy xỏ bít tất khi đi ngủ để bảo vệ độ ẩm cho bàn chân suốt cả đêm dài, cảm nhận đôi gót hồng hào mịn màng hơn vào sáng hôm sau. Khi massage cho khuỷu tay thì nên gập cánh tay lại để kéo căng vùng da này, giúp dầu thẩm thấu vào từng nếp da.
Nếu bạn đang sử dụng kem dưỡng ẩm toàn thân mà cảm thấy công thức này chưa đủ độ ẩm cho 3 vùng da dày, thiếu ẩm nhất này, có thể bổ sung một vài giọt glycerin thực vật. Sau khi đã thoa kem dưỡng ẩm thông thường cho các vùng da khác, bạn hãy lấy một lượng kem ra lòng bàn tay, nhỏ 1-2 giọt glycerin vào rồi trộn đều, sau đó massage kỹ cho bàn tay, gót chân hay khuỷu tay. Glycerin sẽ giúp đưa độ ẩm vào trong da tốt hơn, tăng cường cấp nước và đẩy nhanh tốc độ phục hồi đối với trường hợp da nứt nẻ nặng.
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Có nên dưỡng da bằng dầu hạt cải?
Dầu hạt cải là một trong những loại dầu quen thuộc nhất trong các căn bếp, nhưng liệu đây có phải là thành phần phù hợp để đưa lên da?
-
Hết Đau Rát Cổ Họng Trong 7 Ngày Với Hũ Thần Kỳ Này!
-
Son dưỡng có màu, khéo léo giao thoa giữa dưỡng chất từ thiên nhiên và sắc màu nữ tính